Ngay từ khi thành lập, QTSC được quy hoạch, thiết kế và xây dựng theo mô hình đô thị (software city). Thời điểm năm 2000, đây là mô hình nổi bật, thể hiện tầm nhìn dài hạn, do các đơn vị tư vấn của Mỹ đề xuất.
Từ 2016 đến nay, QTSC đưa gần 40 sản phẩm, giải pháp vào phục vụ quá trình điều hành nội khu. Hầu hết sản phẩm, giải pháp này mang thương hiệu Việt, đến từ các công ty đang hoạt động tại công viên và các đối tác.
Một góc công viên phần mềm Quang Trung. Ảnh: QTSC.
"Chúng tôi có công nghệ, nhân lực, hệ sinh thái về công nghệ hoàn chỉnh", ông Lâm Nguyễn Hải Long, Giám đốc QTSC cho biết.
Trong hệ sinh thái, QTSC xây dựng khu thực nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong nông nghiệp, khu R&D Labs, trung tâm đào tạo STEAM, trung tâm viễn thông và trung tâm điều hành. QTSC cũng cung cấp nền tảng hạ tầng điện toán đám mây để doanh nghiệp thử nghiệm nghiên cứu trên nền tảng đó.
"Các sản phẩm công nghệ Make in Viet Nam tại QTSC đáp ứng các mô hình quản lý thông minh và sẵn sàng chuyển giao công nghệ. Chúng tôi hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển sản phẩm Việt Nam trên tinh thần mang kinh nghiệm và công nghệ của mình đóng góp cho địa phương khác", ông Long cho biết thêm.
Ông Lâm Nguyễn Hải Long - Giám đốc Công viên phần mềm Quang Trung.
Việc ứng dụng công nghệ mới mang đến cho QTSC những kết quả tích cực trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động, góp phần xây dựng chuỗi công viên phần mềm đô thị xanh, thông minh kiểu mẫu của quốc gia.
Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý thí điểm thành lập chuỗi công viên phần mềm, với ba thành viên là QTSC, Khu công nghệ phần mềm thuộc ĐH Quốc Gia TP HCM (VNU-ITP) và Trung tâm Công nghệ thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế (HueCIT).
Dự kiến giai đoạn tiếp theo, chuỗi công viên phần mềm sẽ kết nạp Công viên phần mềm Mekong (Mekong ITP) và các địa phương tiềm năng như Bình Định, dự án Công viên Phần mềm Quân đội tỉnh Khánh Hòa, Bình Dương, Bến Tre, Tây Ninh, Cần Thơ...
Ghi nhận từ các tổ chức trong nước và quốc tế
Dấu ấn đầu tiên là năm 2012, QTSC bước ra sân chơi toàn cầu khi trở thành Chủ tịch của Liên minh các công viên phần mềm châu Á - châu Đại Dương.
Năm 2017, theo đánh giá của tập đoàn tư vấn KPMG, QTSC xếp thứ 3 trong nhóm "Tiêu chí đánh giá khu công nghệ" và xếp thứ 4 trong nhóm "Tiêu chí đánh giá doanh nghiệp trong khu công nghệ" khi so sánh với các khu Công nghệ tại ASEAN và châu Á.
Hai năm sau, QTSC tham gia giải thưởng về thành phố thông minh ở khu vực châu Á, Thái Bình Dương. Hoạt động góp phần tạo tiếng vang của đại diện Việt Nam với cộng đồng công nghệ thông tin của nước ngoài.
Mới đây nhất, ngày 21/12 vừa qua, QTSC được Thủ tướng Chính phủ trao "Giải vàng chất lượng Quốc gia 2020". Giải thưởng dành cho các doanh nghiệp có thành tích tốt trong nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động, hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới.
Trung tâm giám sát điều hành Công viên phần mềm Quang Trung.
Sau gần 5 năm ứng dụng sản phẩm, dịch vụ và chuyển đổi số, đội ngũ quản lý QTSC nâng cao năng lực quản lý và vận hành. Doanh thu QTSC năm sau cao hơn năm trước 25%, chỉ số hài lòng của các doanh nghiệp, nhà đầu tư đạt hơn 90%.
Hoài Phong
Khi nói từ "hyphen" (gạch nối) nhiều hơn ba lần, iPhone lập tức bị treo và sau đó chuyển về màn hình khóa.
Thiết bị tự hoạch định lộ trình, phát hiện và thu gom rác cũng như tránh người đi bộ.
iPhone 7 và iPhone 8 tại Đức có thể chỉ có phiên bản chạy modem Qualcomm nếu được bán lại trong tương lai.
Diễn Đàn Quốc gia Phát triển Doanh nghiệp Công nghệ Việt Nam 2020
Thứ ba, ngày 23/12/2020
Trung tâm Hội nghị quốc gia Việt Nam
57 Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Đơn vị tổ chức
Bộ Khoa học Công nghệ
Bộ thông tin và truyền thông
Bộ Kế hoạch và đầu tư
Đơn vị phối hợp tổ chức
Báo VnExpress
Ông Vương Đình Huệ
Phó Thủ tướng
Ông Vương Đình Huệ sinh năm 1957, quê xã Nghi Xuân (Nghi Lộc, Nghệ An), là giáo sư và tiến sĩ kinh tế. Trước khi trở thành Phó thủ tướng, ông Huệ từng làm Phó hiệu trưởng Học viện Tài chính, Tổng Kiểm toán Nhà nước, Bộ trưởng Tài chính, Trưởng Ban kinh tế Trung ương.
Ông Trương Gia Bình
Chủ tịch Tập đoàn FPT
Ông Trương Gia Bình là người đồng sáng lập Tập đoàn FPT, doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực phần mềm, dịch vụ công nghệ thông tin với doanh thu năm 2015 đạt gần 2 tỷ USD. FPT cũng đang góp phần vào quá trình phát triển thanh toán điện tử tại Việt Nam với sàn thương mại điện tử Sendo, là đơn vị triển khai nâng cấp hệ thống ứng dụng ngành thuế, hải quan cho Bộ Tài chính, hệ thống thông tin dữ liệu cho các Sở Kế hoạch & Đầu tư.
Với chủ đề “Doanh nghiệp công nghệ số - Động lực thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế số Việt Nam”, Diễn đàn Quốc gia Phát triển Doanh nghiệp Công nghệ số Việt Nam 2020 được tổ chức nhằm mục tiêu tìm ra các giải pháp thúc đẩy kinh tế, xã hội số thông qua các doanh nghiệp công nghệ. Sự kiện kéo dài trong một ngày với các chương trình, hoạt động chính bao gồm:
Vietnam E-Payment Forum (VEPF) is an annual reputable forum where participants can discuss and agree on solutions to promote electronic payment/non-cash payment for the whole market. This is also a forum for updating new trends in worldwide electronic payment and making suggestions for Vietnamese market.
The forum was held for the first time on 16 th of December, 2015 in Hanoi by VnExpress and State Bank of Vietnam, in coordination with the National Payment Corporation of Vietnam (Napas).
6th of November, 2017
JW Marriot Hanoi Hotel, 8 Do Duc Duc, South Tu Liem, Hanoi