Giải thưởng do Bộ Thông tin và Truyền thông phát động, vinh danh những giải pháp, nền tảng, sản phẩm số tiêu biểu, được thiết kế, sáng tạo, sản xuất trong nước và công đoạn cốt lõi do người Việt thực hiện, giải quyết được bài toán của Việt Nam.
Giải thưởng chia làm 5 hạng mục: Nền tảng số xuất sắc, Sản phẩm số xuất sắc, Giải pháp số xuất sắc, Sản phẩm số tiềm năng, Thu hẹp khoảng cách số.
Theo đại diện Ban tổ chức, "Make in Vietnam" là một tuyên bố chiến lược, khơi dậy khát vọng để doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam phấn đấu từng bước làm chủ về công nghệ, chủ động thiết kế, chế tạo các sản phẩm, chủ động trong sáng tạo dịch vụ, giải pháp, mô hình kinh doanh mới.
Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng trao giải xuất sắc cho FPT akaBot năm 2020.
Các hồ sơ đăng ký sẽ trải qua các vòng đánh giá gồm: xét tuyển hồ sơ đủ tiêu chuẩn, vòng sơ loại, vòng chung khảo chọn ra giải nhất, nhì, ba cho mỗi hạng mục và cuối cùng là công nhận, trao giải. Chương trình năm nay thu hút gần 200 hồ sơ đăng ký.
Giải thưởng Sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam được tổ chức lần đầu vào năm 2020. Tại lễ phát động vào tháng 8 năm ngoái, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ: "Nếu không Make in Vietnam, nước ta khó có thể trở thành nước phát triển. Lần đầu tiên chúng ta tổ chức một giải thưởng mang tầm quốc gia về sản phẩm công nghệ số với quy mô lớn trên toàn quốc, quy tụ mọi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong giới ICT nước nhà. Đây là giải thưởng cao nhất trong ngành".
Trong năm đầu, loạt sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam đoạt giải trải dài trên nhiều lĩnh vực, từ AI, chuyển đổi số đến giáo dục, y tế.
Trong đó, Sản phẩm số xuất sắc thuộc về akaBot của FPT Software, Giải pháp số xuất sắc là OneATS của ATS JSC, Nền tảng số xuất sắc vinh danh Base.vn. Hệ sinh thái giáo dục vnEdu 4.0 nhận giải Thu hẹp khoảng cách số, còn AI Smart Warning của HMD Việt Nam và Asilla thắng giải Sản phẩm số tiềm năng.
Lễ trao giải được tổ chức ngày 11/12 tại Hà Nội, trong khuôn khổ sự kiện Diễn đàn Quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, do Bộ TT&TT chủ trì, phối hợp tổ chức cùng VnExpress.
Đây là sự kiện lớn nhất trong năm dành cho các doanh nghiệp công nghệ số, cộng đồng nghiên cứu phát triển công nghệ, các nhà quản lý và đầu tư. Diễn đàn cũng là nơi chia sẻ, truyền cảm hứng, đề xuất các giải pháp sáng tạo, ý tưởng để huy động nguồn lực nhằm phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.
Chủ đề của diễn đàn năm nay là Chuyển đổi số - động lực phục hồi và phát triển kinh tế. Các diễn giả sẽ tập trung bàn về các giải pháp đột phá giúp các ngành, lĩnh vực phục hồi và phát triển bền vững, đồng thời phân tích nhu cầu chuyển đổi số trong các ngành như du lịch, logistics, nông nghiệp, y tế, năng lượng...
Bảo Lâm
Mùa thu năm 2021, Blake Lemoine, chuyên gia AI của Google, đã kết bạn với "một đứa trẻ được tạo nên từ một tỷ dòng code".
Học cách lấy vôi trộn với bột giặt để tẩy nốt ruồi trên TikTok, Vũ Oanh (Bình Dương) bị nhiễm trùng nhẹ.
Camera điện thoại trở thành công cụ giúp kẻ trộm có thể nhìn xuyên các lớp kính bảo vệ và thực hiện nhiều vụ trộm thời gian qua.
Diễn Đàn Quốc gia Phát triển doanh nghiệp công nghệ số lần thứ III
Tháng 12/2021
Trung tâm Hội nghị Quốc gia Việt Nam, 57 Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Đơn vị tổ chức
Bộ Thông tin và Truyền thông
Đơn vị phối hợp tổ chức
Báo VnExpress
Với chủ đề “Chuyển đổi số - động lực phục hồi và phát triển kinh tế”, Diễn đàn Quốc gia Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam 2021 được tổ chức nhằm mục tiêu tìm ra các giải pháp số thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội thông qua hoạt động của các doanh nghiệp công nghệ. Sự kiện kéo dài trong một ngày với các chương trình, hoạt động chính bao gồm: